Học luật ra trường làm gì?

23/Jul/2020

Học luật ra trường làm gì?

Luật là một lĩnh vực tương đối rộng. Đây là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật. Bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất và nội dung trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

Học luật, bạn sẽ được đào tạo về kiến ​​thức pháp luật. Theo từng chuyên ngành, bạn sẽ được trang bị những kiến ​​thức khác nhau. Chẳng hạn, học luật dân sự, bạn sẽ có thêm kiến ​​thức về các mối quan hệ pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình. Còn học Luật kinh tế, bạn sẽ có kiến thức để giải quyết các vấn đề như các tranh chấp, cạnh tranh, độc quyền, sở hữu trí tuệ… phát sinh trong vấn đềkinh doanh, thương mại.

Học luật ra làm gì? Cơ hội việc làm cho người học luật

Tính đến thời điểm hiện tại, các vị trí liên quan đến ngành luật đang cần số lượng lớn nhân sự. Có thể thấy ngành luật hiện nay có cơ hội việc làm vô cùng lớn và mức thu nhập cao. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết được học luật ra làm gì

Ngành luật là gì?

Luật là một lĩnh vực tương đối rộng. Đây là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật. Bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất và nội dung trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

Học luật, bạn sẽ được đào tạo về kiến ​​thức pháp luật. Theo từng chuyên ngành, bạn sẽ được trang bị những kiến ​​thức khác nhau. Chẳng hạn, học luật dân sự, bạn sẽ có thêm kiến ​​thức về các mối quan hệ pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình. Còn học Luật kinh tế, bạn sẽ có kiến thức để giải quyết các vấn đề như các tranh chấp, cạnh tranh, độc quyền, sở hữu trí tuệ… phát sinh trong vấn đềkinh doanh, thương mại.

học luật ra làm gì 1

Học luật ra làm gì?

Học luật ra làm gì? Nhiều người lầm tưởng rằng học luật đồng nghĩa với việc trở thành luật sư. Tuy nhiên, là một sinh viên tốt nghiệp luật, bạn có thể làm được ở nhiều công việc khác nhau. Ngoài ra, bạn không chỉ có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước, mà còn ở các công ty, tổ chức tư nhân … thậm chí bạn có thể mở công ty luật của riêng mình hoặc trở thành một nhà báo. 

Công chứng viên

Công chứng viên là người chịu trách nhiệm xác thực tính hợp pháp của các loại văn bản, chứng thực giấy tờ, bản sao giấy tờ được lập từ bản chính, chứng thực công văn, chữ ký,… 

Chuyên viên pháp chế

Các tập đoàn lớn thuộc những ngành nghề có nhiều nghiệp vụ phức tạp đều cần tới một ban pháp chế am hiểu các văn bản pháp luật của ngành đó để tham mưu, tư vấn cho ban lãnh đạo. Nhân viên pháp chế vừa phải nắm chắc kiến thức luật lại vừa phải am hiểu nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường làm việc của nhân viên pháp chế khá năng động, do đó với những bạn sinh viên chưa biết học luật ra làm gì hoặc phân vân trước các ngành kinh tế – luật thì vị trí pháp chế cho doanh nghiệp có thể là một lựa chọn phù hợp với các bạn.

Kiểm sát viên/Công tố viên

Kiểm sát viên (hay công tố viên) là một chức danh tại Viện Kiểm sát Nhân dân, được bổ nhiệm với nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Để có thể trở thành Kiểm sát viên bạn cần trang bị những kiến thức về các nhiệm vụ của cơ quan điều tra, nắm được nghiệp vụ điều tra tội phạm, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề. 

Thư ký Tòa án

Thư ký Tòa án là một trong những người tiến hành tố tụng, thực hiện hỗ trợ điều hành phiên tòa xét xử và hỗ trợ các hoạt động tố tụng. 

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động, số lượng nhân lực pháp chế sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn tới. Nhu cầu nhân lực có thể lên tới 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên… Con số này sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, nhu cầu về ngành luật sẽ rất lớn, tạo cơ hội việc làm dồi dào với mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên, nghề luật sư luôn có những yêu cầu cao về kiến ​​thức chuyên môn cũng như kỹ năng mềm. 

Để thăng tiến trong công việc cũng cần có năng lực và kinh nghiệm. Vì vậy, bạn phải không ngừng trau dồi kiến ​​thức và phát triển bản thân 

Hỗ trợ trực tuyến